Chỉ là một tí ví von ngây ngô của tác giả từ câu “Bất đáo trường thành phi hảo hán” (Chưa đến Vạn Lý trường thành chưa phải là hảo hán) thì với cảnh quan hùng vĩ mang tầm đệ nhất hùng quan, những cung đường hiểm trở có một không hai như  đèo Mã Pì Lèng  thì “Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ” (Chưa đến Pì Lèng chưa phải là phượt thủ bậc thầy)…



 


  Đèo Mã Pì Lèng - Đệ nhất hùng quan  


Tuy nhiên, Mã Pì Lèng là một đỉnh cao đáng để chinh phục không chỉ vì sự hiểm trở vô song mà còn vì công sức con người mở đường lên cao nguyên đá cũng là không gì sánh nổi như trong tùy bút "Mỏm Lũng Cú tột Bắc" về quá trình mở đèo Mã Pì Lèng, Nguyễn Tuân đã viết:  "Cả quãng Đồng Văn - Mèo Vạc 24 cây số đường núi đá này phải làm mất một năm rưỡi, nhưng riêng chỗ dốc Mã Pì Lèng thì phải tốn mất 11 tháng treo mình trên vách đá để đục, bổ đá khắc đá ra mà cấn mặt đường vào vách đá đứng thành vại." 


 Hà Giang - “Chim bay hai lần gãy cánh” 


Hà Giang, mảnh đất xa xôi “chim bay hai lần gãy cánh” mới đến nơi, án ngữ nơi cực Bắc của đất nước. Hà Giang cũng lại là một vùng đất đá thượng cổ vào bậc nhất của Trái Đất, để Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2010.



 


  Đường lên Mã Pì Lèng
(Ảnh - Ovuong) 
 


Chẳng vậy mà, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khi lên thăm Hà Giang, thăm Cao nguyên đá Đồng Văn, đã từng nói:  “Đồng bào nơi đây, họ chỉ cần dựng nhà, sinh sống trên vùng khí hậu hà khắc này, khẳng định chủ quyền biên cương tổ quốc cũng đủ tiêu chuẩn để phong anh hùng rồi, chứ chưa nói gì đến họ phải làm ra của nả để nuôi chính họ và đóng góp cho xã hội…”  .



 
Mã Pì Lèng là một cảnh quan hùng vĩ,
là nơi người dân cao nguyên đá chứng tỏ sức sống kỳ lạ của mình

(Ảnh - Réhahn)  


Hà Giang hay cụ thể là   du học cao học canada   Cao nguyên đá Đồng Văn đã được biết đến là một nơi chỉ có đá là đá, một xứ đá khắc nghiệt như thế! Và đèo Mã Pì Lèng không chỉ là một phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi người dân cao nguyên đá chứng tỏ nhựa sống kỳ lạ của mình trên vùng địa đầu, cực Bắc giang sơn, như những bức ảnh được chụp trên con đèo kỳ vĩ nhất Việt Nam.


 Đèo Mã Pì Lèng - “Sống mũi ngựa” 



Đèo Mã Pì Lèng (còn có âm đọc là Mã Pí Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Con đường Hạnh Phúc nối liền thành thị Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.



 


  Đèo Mã Pì Lèng và dòng Nho Quế xanh biếc  


Con đường dài khoảng 200 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội quyết tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. Mã Pì Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnhĐèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.



 


  Nho Quế mùa nước   về kênh du học   cạn - Mã Pì Lèng - Hà Giang 2011  


  (Ảnh - Hoàng Huy)  



Mã Pì Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “Sống mũi ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tạ thế, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Tuy nhiên, theo một số người Mông bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, tức thị “sống mũi mèo”.


 Đèo Mã Pì Lèng - Đệ nhất hùng quan 


Ai đã qua Mã Pì Lèng một lần mà không một lần thảng thốt vì vẻ đẹp hung vĩ và đầy kì bí của con đèo nối liền hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Gió, nắng, mây mù, một vùng sơn cước hoang vu như thuở khai thiên lập địa.



 


  Gió, nắng, mây mù, một vùng sơn cước hoang sơ
(Ảnh - Ovuong) 
 


Dưới thung sâu  dòng Nho Quế  như một sợi dây màu trắng nằm vắt dưới lòng khe núi, phía xa đầu nguồn hút vào sương vô tận rồi lẫn trong biển sương bao la. Có những thớt núi như bị chặt vát xuống thành một mặt phẳng dựng đứng để người ta có thể viết chữ lên đó như tấm bảng đen trong lớp học.



 


  Tại một bản làng bên dòng sông Nho Quế,  


  Người dân Mông và Tày cùng nhau chắt chiu từng hạt cát vàng  


Trong cuộc sống, người ta hay nói đến đỉnh, thì Mã Pì lèng là một thứ đỉnh, dòng Nho Quế là một thứ đỉnh sâu cùng tận vực thẳm và núi thành cao cũng chạm trời xanh.


 



 Tranh Mã Pì Lèng (sơn dầu, 80x100, năm 2007) 


  (Họa sĩ Đỗ Đức)  


Vào ngày nắng đẹp qua Mã Pì Lèng, những gì sương từng che lấp sẽ được lộ ra. Đó là những ngôi nhà, những chòm bản hiện ra dưới nắng như những con tem dán trên mông những con núi voi xanh, sừng sững và vô tận.



 


  Hoa anh túc,    nàng tiên nâu một thời làm mưa làm gió trên cao nguyên đá  


  (Ảnh - Nguyeenx Thuyr)  


Họa sĩ Đỗ Đức từng viết mấy câu thơ khi lần đầu qua Mã Pì Lèng:


 “... Núi chạy điệp trùng voi sáp trận 


 Đường   luyện thi ielts   vắt ngang trời như song mây 


 Núi sập thung sâu, dòng sông lượn 


 Ngô nghiêng thớt núi gió chiều lay 


 Ngửa mặt ngóng lên trời cao vút 


 Leo tới đỉnh cao sương quấn chân 


 Biên viễn gập ghềnh đèo với dốc 


 Một ngày có nắng chín ngày thâm”. 


Và sau những vẻ đẹp cảm động đến cả đất trời thì tới lượt nhận ra những đỉnh cao khác, đó là đỉnh cao chinh phục của người Mông trên triền núi bất tận đó.



 


  Trên đỉnh Mã Pì Lèng  


  (Ảnh - Nguyeenx Thuyr)  


Những căn nhà lẻ loi được bao trong từng hàng rào đá bên bờ vực chông chênh, những vách nhà ken bằng nứa, gió mây mặc sức lại qua. Thế mà họ bám trụ cùng những gốc ngô khóm đậu đời này từ trần khác. Ta bỗng bật cười nghĩ đến những căn hộ trong mây phủ bốn mùa này liệu có cần sổ đỏ không nhỉ? Lại thêm cảm nhận khác: Không phải là chính quyền cấp sổ đỏ cho dân, mà dân bám ở đây đang giữ sổ đỏ cho chính quyền! Nếu cần sổ đỏ, có nhẽ trừ thị trấn huyện ra, những hộ dân nơi đây chỉ chung một sổ là quá chắc chắn…




 


   Cậu bé người Mông trên đỉnh Mã Pì Lèng   


   (Ảnh - Hoài Linh)   






 “Đồng   hỏi đáp du học   bào nơi đây, họ chỉ cần dựng nhà, sinh sống trên vùng khí hậu hà khắc này, khẳng định chủ quyền biên cương tổ quốc cũng đủ tiêu chuẩn để phong anh hùng rồi, chứ chưa nói gì đến họ phải làm ra của nả để nuôi chính họ và đóng góp cho xã hội…” . 


Cái uẩn khúc lớn nhất: tự nhiên khắc nghiệt đã được người dân nơi đây hóa giải. Họ bám trụ mà không cần thưa kiện ai. Do vậy thì cần sổ đỏ làm gì, bởi thế mà tiếng khèn cứ vi vu ken vào từng kẽ đá, tự thổi tự vui mà không cần khan giả, không cần đến đám fan (người mến mộ).




 


  Kíp làm phim "Người khác" đang thực hành một cảnh quay  


  Trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng 10/2010  


Lên Đồng Văn (Hà Giang), qua Mã Pì Lèng, một lần nữa ta lại phát hiện ra một đỉnh mới, đó là cái đỉnh cao sống chung với thiên nhiên khắc nghiệt. Trên dải đất chữ S này của chúng ta, sống hòa được với tự nhiên hà khắc, có lẽ người Mông vẫn là đỉnh cao số 1!


 Xuân Lang 


 Tồng hợp nhiều nguồn 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

0 comments:

Post a Comment

 
http://giaohangmienphi.net http://doviethung.hanoiinfo.net http://tuvanduhoc.chotragop.net http://hocbongduhoctotnhat.blogspot.com http://chuongtrinh.moicapnhat.net http://tuanthienmmot043.blogspot.com
Top