Chị cũng theo học ở Viện Nghệ thuật và khảo cổ Michelet và theo học tiếng Hoa và tiếng Nhật tại Học viện Quốc gia về ngôn ngữ và văn minh phương Đông ở Paris. Sau khi tốt nghiệp, nhờ thông tỏ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức, Loan de Fontbrune được tuyển dụng vào làm việc tại Phòng Trung Hoa và Đông Nam Á của Bảo tàng Guimet. Năm 1996, sau khi “sếp” của chị là ông Albert Le Bonheur, chuyên gia đặc trách về văn hóa và mỹ thuật Champa và Khmer khuất thì Loan de Fontbrune rời Bảo tàng Guimet để trở thành một nhà sưu tầm và nghiên cứu độc lập.









Nhà sưu tầm cổ vật Loan de Fontbrune.


Sưu tầm tranh là niềm mê say số một của Loan de Fontbrune trong suốt mấy chục năm qua, đặc biệt là tranh của các họa sĩ từng học ở Trường Mỹ thuật Đông học bổng singapore Dương trước đây sáng tác. Trong sưu tập tranh của Loan de Fontbrune có tác phẩm của các danh họa Việt Nam như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Tạ Tỵ, Lương Xuân Nhị… Trong đó, có những bức được xếp vào hàng tuyệt phẩm như bức Lên đồng của Nguyễn Phan Chánh hay bức Thầy trò của Phạm Hậu… Ngoài tranh cổ, Loan de Fontbrune còn dành sự say mê cho cổ ngoạn xứ Huế như: trang phục cung đình triều Nguyễn, đồ sứ ký kiểu và đặc biệt là pháp lam Huế.


Tôi gặp Loan de Fontbrune lần đầu tiên vào năm 1995, khi chị đến Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế để nghiên cứu về bleus de Húe (đồ sứ ký kiểu), đề tài mà tôi đang đeo đuổi lúc đó và giữ một tình bạn từ đó tìm học bổng toàn phần đến nay. Tháng 10-2013, biết tôi đang có mặt ở Paris, Loan de Fontbrune mời tôi đến thăm nhà, tiện thăm bộ sưu tập cổ vật Huế của chị. Chị đang sở hữu một sưu tập cổ vật Huế đồ sộ, đủ cả đồ vàng bạc, đồ dệt, đồ gốm sứ, ngọc ngà… Nhưng ấn tượng nhất đối với tôi là sưu tập pháp lam Huế.









Quán tẩy pháp lam vẽ rồng, cỡ lớn, hiệu đề Tự Đức niên tạo


Tôi đã từng xem nhiều sưu tập pháp lam Huế của các nhà sưu tập ở TPHCM, Hải Phòng; Đức, Pháp… nhưng phải xác nhận rằng sưu tập pháp lam Huế của Loan de Fontbrune xứng đáng xếp vào hàng thượng thặng. Về số lượng, sưu tập pháp lam Huế của Loan de Fontbrune “kém cạnh” hơn sưu tập của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn ở TPHCM, nhưng tất thảy những món pháp lam Huế trong sưu tập của chị đều là “hàng độc”. Đó là vì tuốt những món pháp lam trong sưu tập này đều có ghi niên hiệu của các vua triều Nguyễn như: Minh Mạng, Minh Mạng niên chế, Minh Mạng niên tạo, Thiệu Trị niên chế, Thiệu Trị niên tạo, Tự Đức niên chế, Tự Đức niên tạo… Trong giới sưu tầm đồ xưa, những món đồ có ghi niên hiệu rõ ràng luôn được xếp ở “chiếu trên”. Nhiều nhà sưu tầm pháp lam ở Việt Nam chỉ mong có được một đôi món pháp lam có ghi niên hiệu các vua triều Nguyễn là đã thoả mãn, vì số pháp lam http://kenhduhoc.Vn/top-100-truong-dai-hoc-my/ Huế có ghi niên hiệu của vua không nhiều. Vậy mà Loan de Fontbrune sở hữu trên 30 món như vậy.









Bình pháp lam vẽ rồng, hiệu đề Minh Mạng


Giá trị thứ hai của sưu tập này chính là độ quý hiếm của các món pháp lam. Những món pháp lam Huế trong sưu tập của Loan de Fontbrune đều thuộc vào hàng quý hiếm bậc nhất vì nhiều lẽ: đa phần là đồ ngự dụng, có mẫu mã độc đáo và đề tài trang hoàng đặc sắc. Đây lại là những món đồ toàn bích, không tì vết và nhiều hiện vật có kích thước rất lớn, có những món có đường kính 38cm, cao 53cm.









Bộ ấm trà bằng pháp lam vẽ rồng, hiệu đề Thiệu Trị niên tạo


Giá trị thứ ba của sưu tập pháp lam này chính là sự phong phú về chủng loại. Trong sưu tập http://kenhduhoc.Vn/tag/thong-bao-tuyen-sinh-di-hoc-dai-hoc-tai-singapore-nam-2013/ này có đầy đủ dĩa lớn, dĩa bé, độc bình, quán tẩy, hộp bút, ấm trà, chén uống trà, chậu chưng cây cảnh… với nhiều kiểu dáng rất lạ mắt và chủ đề trang trí độc đáo, mang đậm dấu ấn mỹ thuật thời Nguyễn. Nhiều nhà sưu tập thường cho rằng pháp lam Huế thời Nguyễn kém xa so với pháp lam Trung Hoa đương thời. Tôi cũng từng đánh giá hao hao, nhưng khi xem sưu tập pháp lam của Loan de Fontbrune thì tôi xin rút lại đánh giá này. Bởi lẽ, so với dòng cảnh thái lam của Trung Quốc và dòng shipouyaki của Nhật Bản thì pháp lam Huế không sánh bằng, trung tâm tư vấn du học anh nhưng so với dòng họa pháp lam của Trung Quốc thì họa pháp lam của Huế không hề kém mà còn vượt trội rất nhiều. Đa phần các món họa pháp lam của Trung Quốc đều có kích thước nhỏ, chủ đề trang hoàng đẵn là các đề tài cảnh quan và thảo mộc, màu sắc cốt yếu là vàng, đỏ, xanh, trắng và lục nhạt. Trong khi đó, pháp lam Huế tuy bắt nguồn từ kỹ thuật họa pháp lam của Trung Quốc nhưng phần đông là đồ ngự dụng nên kỹ thuật chế tác rất tinh xảo, chủ đề trang hoàng không chỉ giới hạn trong các đề tài thảo mộc và phong cảnh mà mở rộng sang các đề tài rồng, phượng, lân, chữ thọ… với những biến thể rất phong phú, đặc sắc và màu sắc thì biến hóa khôn lường với hơn chục tông màu khác nhau, trong đó có màu tím thẩm và màu xanh chàm là hai gam màu riêng của pháp lam Huế. Sưu tập pháp lam của Loan de Fontbrune hội đủ toàn bộ những chủng loại, đề tài và màu sắc tiêu biểu nhất của pháp lam Huế.


“Chị mất bao lâu để có được sưu tập này” - tôi hỏi Loan de Fontbrune. Chị cho hay: “Gần 20 chục năm, mà phải lang thang khắp nơi, dòm ngó nhiều sưu tập tư nhân, tham gia nhiều cuộc đấu giá cổ vật và phải “tranh giành” với nhiều người mới mua được. Nhất là những món đồ quý”.


Chia tay Loan de Fontbrune, tôi mong ước có một ngày sưu tập pháp lam của chị sẽ cùng với các sưu tập pháp lam của bảo tồn cổ vật cung đình Huế, của các nhà sưu tầm: Trần Đình Sơn (TPHCM), Hoàng Thanh Trung (Hải Phòng)… làm nên một cuộc triển lãm quy mô về pháp lam Huế ngay trên mảnh đất cố đô, trong một kỳ Festival Huế nào đó.


 TRẦN ĐỨC ANH SƠN 


0 comments:

Post a Comment

 
http://giaohangmienphi.net http://doviethung.hanoiinfo.net http://tuvanduhoc.chotragop.net http://hocbongduhoctotnhat.blogspot.com http://chuongtrinh.moicapnhat.net http://tuanthienmmot043.blogspot.com
Top